Yêu cầu khi xây dựng dự toán NSNN năm 2024

Ngày 17/7/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2024, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2024-2026.

Yêu cầu khi xây dựng dự toán NSNN năm 2024

Theo đó, khi xây dựng dự toán NSNN năm 2024 cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Dự toán NSNN năm 2024 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan phù hợp với:

+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, các mục tiêu theo các Nghị quyết của Trung ương;

+ Các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số địa phương theo quy định, các văn bản pháp luật và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền có liên quan;

+ Có đầy đủ cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán;

+ Phù hợp với đánh giá tình hình thực hiện năm 2023 và 03 năm 2021-2023.

- Các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực khi xây dựng dự toán:

+ Cần tính tới việc rà soát lồng ghép, bãi bỏ các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả;

+ Chỉ đề xuất ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi cân đối được nguồn thực hiện;

+ Dự kiến đầy đủ nhu cầu NSNN theo phân cấp thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Bố trí dự toán để thu hồi các khoản ứng trước chi NSNN đến hạn thu hồi trong năm theo quy định tại Điều 50 Luật NSNNLuật Đầu tư công.

Không bố trí dự toán chi cho các chính sách, chế độ chưa ban hành.

- Tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

Thông tư 51/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/8/2023 và áp dụng cho quá trình xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính - NSNN năm 2024-2026.

Thông tư 51/2023/TT-BTC